Nguồn gốc và phát triển Camp (phong cách)

Vào năm 1870, trong 1 lá thư được đưa ra làm bằng chứng trong cuộc thẩm vấn ở Tòa sơ thẩm Bow-street, Luân Đôn, về những nghi ngờ về hành vi đồng tính trái phép, người mặc đảo trang tên Frederick Park có nhắc tới "những việc làm hơi hướng camp"; nhưng lá thư không đề cập tới những việc đó là gì.[6] Năm 1909, Từ điển tiếng Anh Oxford viết nghĩa đầu tiên của camp là

phô trương, phóng đại, màu mè, điệu bộ; ẻo lả hay đồng tính; gắn với, đặc điểm của, người đồng tính. Tương tự, ở thể danh từ, hành vi, xử sự 'camp', vân vân. (cf. quot. 1909); một người có những hành vi như vậy.

Carmen Miranda trong trailer bộ phim The Gang's All Here (1943)

Theo từ điển trên, sắc thái nghĩa này "không rõ về mặt nguồn gốc". Camp trong nghĩa này được cho rằng có thể bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Pháp se camper, nghĩa là "tạo dáng theo kiểu cường điệu".[7][8] Sau đó, từ này phát triển thành miêu tả chung cho những lựa chọn mang tính nghệ thuật và hành vi của những người đồng tính nam thuộc tầng lớp lao động. Khái niệm camp được Christopher Isherwood miêu tả vào năm 1954 trong cuốn tiểu thuyết The World in the Evening, và vào năm 1964 trong bài tiểu luận và cuốn sách Notes on "Camp" của Susan Sontag.[9]

Sự phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại khiến camp trở thành một góc nhìn phổ thông về mỹ học, một thứ không gắn bó chặt chẽ với một nhóm cụ thể nào. Quan điểm này khởi đầu là một khía cạnh đặc biệt của những cộng đồng đồng tính nam tiền Stonewall, nơi camp là kiểu hình văn hóa nổi trội. Điều này bắt nguồn từ cách hiểu đồng tính là sự ẻo lả. Hai thành phần chính của camp ban đầu là những phần biểu diễn nữ tính: swish và drag. Trong khi swish là thực hiện nhiều thứ quá đà, và drag là giả dạng phụ nữ một cách cường điệu hóa, camp đã được mở rộng nghĩa thành tất cả những gì "lố", bao hàm cả những phụ nữ hóa thân thành người đóng giả phụ nữ (các faux queen), như ở trong phiên bản thổi phồng phóng đại của Hollywood về Carmen Miranda. Chính phiên bản này của khái niệm được các nhà phê bình văn học và nghệ thuật sử dụng và trở thành một phần trong mảng mang tính định hình của văn hóa thập niên 1960. Moe Meyer vẫn định nghĩa camp là "queer parody" ("hình thức giễu nhại của người queer").[10][11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Camp (phong cách) http://www.britannica.com/EBchecked/topic/561395/D... http://www.etymonline.com/index.php?term=camp http://filmmakermagazine.com/29016-so-you-wanna-be... http://www.glbtq.com/arts/springfield_d.html http://proof.nationalgeographic.com/2014/01/13/tho... http://www.newyorker.com/culture/photo-booth/thoma... http://www.nydailynews.com/archives/nydn-features/... http://www.ocregister.com/2006/07/06/strangers-wit... http://time.com/5581241/met-gala-2019-camp-theme-e... http://depthome.brooklyn.cuny.edu/isam/NewsletF05/...